Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Tin tức chung
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Thuỷ sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp, Kiểm lâm
- Thuỷ lợi, đê điều, PCLB
- Phát triển nông thôn
- Xây dựng nông thôn mới
- Bản tin nông nghiệp
- <a href="/danh-muc/quang-ba-san-pham-nong-nghiep-sach-tinh-quang-tri-506">Quảng bá sản phẩm Nông nghiệp sạch tỉnh Quảng Trị</a>
- Tin tức Dự án Red+
- Đề án - QH,KH
- Tổ chức Đoàn thể
- Chuyển đổi số
- Quản lý đất đai
- Khoáng sản
- Biển, đảo và tài nguyên nước
- Bảo vệ môi trường
- Tài nguyên,môi trường và nông lâm
- Quan trắc tn và mt
- Thông tin đấu thầu
- Bảo vệ môi trường
- Thanh tra
- GIỚI THIỆU
- TRANG CHỦ
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- LIÊN HỆ
- CSDL kiểm soát ATTP Thủy sản
- '
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Tin tức chung
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Thuỷ sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường ▼
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp, Kiểm lâm
- Thuỷ lợi, đê điều, PCLB
- Phát triển nông thôn
- Xây dựng nông thôn mới
- Bản tin nông nghiệp
- <a href="/danh-muc/quang-ba-san-pham-nong-nghiep-sach-tinh-quang-tri-506">Quảng bá sản phẩm Nông nghiệp sạch tỉnh Quảng Trị</a>
- Tin tức Dự án Red+
- Đề án - QH,KH
- Tổ chức Đoàn thể
- Chuyển đổi số
- Quản lý đất đai
- Khoáng sản
- Biển, đảo và tài nguyên nước
- Bảo vệ môi trường
- Tài nguyên,môi trường và nông lâm
- Quan trắc tn và mt
- Thông tin đấu thầu
- Bảo vệ môi trường
- Thanh tra
- GIỚI THIỆU
- TRANG CHỦ
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
- CSDL kiểm soát ATTP Thủy sản
HƯỚNG DẪN các biện pháp phòng, chống Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
- Ngày đăng: 25-03-2025
- 70 lượt xem
Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi diễn biến hết sức phức tạp; cả nước đã xảy ra 81 ổ dịch của 76 xã, tại 50 huyện thuộc 22 tỉnh, làm chết và tiêu hủy 5.125 con lợn các loại. Để giúp người chăn nuôi nắm bắt thông tin, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh dịch xảy ra theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị tại Văn bản số 867/UBND-KT ngày 10/3/2025 và của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Văn bản số 169/SNNMT-CNTY ngày 11/3/2025 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, chúng tôi xin hướng dẫn như sau:

1. Thông tin về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi rút thuộc họ Asfarviridae được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1921 tại tỉnh Montgomery của nước Cộng hòa Kenya (Châu Phi). Bệnh gây ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn (lợn nái, lợn đực, lợn thịt, lợn con theo mẹ và cả lợn rừng). Bệnh lây lan rất nhanh, phạm vi rộng, có thể gây chết lợn với tỷ lệ lên đến 100% làm thiệt hại rất lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.
Vi rút gây bệnh có sức đề kháng rất cao trong môi trường, có thể sống vài tháng trong phân, trong xác lợn chết và trong các sản phẩm thịt lợn đông lạnh, thịt hun khói, thịt nấu chưa chín. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài; có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy nếu để xảy ra bệnh sẽ rất khó để loại trừ được mầm bệnh.
Bệnh lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa lợn khỏe với lợn bệnh, sản phẩm lợn của bệnh, thức ăn, bao đựng thức ăn, nước uống, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, côn trùng, chim, chuột, chó, mèo,… mang mầm bệnh. Con người, quần áo, giày dép,… sau khi tiếp xúc với các nguồn bệnh cũng có thể là yếu tố làm lây lan dịch bệnh nếu không thực hiện tốt việc vệ sinh, sát trùng.
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi có biểu hiện lâm sàng và bệnh tích tương tự như bệnh Dịch tả lợn cổ điển và thường ghép với một số bệnh khác như: Bệnh Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Tai xanh (PRRS), Đóng dấu lợn,… do đó cần phải lấy mẫu và chẩn đoán trong phòng thí nghiệm mới xác định được bệnh.
Năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã công nhận 2 loại vắc xin để phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là Avac-Asf Live của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam và Navet-AsfVac của Công ty Cổ phần thuốc Thú y Trung ương NAVETCO. Vắc xin đã được một số tỉnh bạn và một số nước trên thế giới sử dụng và được đánh giá có hiệu quả cao đối với công tác phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Tuy nhiên, tại Quảng Trị việc sử dụng vắc xin này đang còn ở mức khiêm tốn (năm 2024, toàn tỉnh mới tiêm được gần 1.000 liều vắc xin Avac-Asf Live của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam).
2. Triệu chứng của lợn khi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
Bệnh có triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy thuộc vào độc lực vi rút, số lượng vi rút xâm nhập và đường xâm nhập vào cơ thể lợn. Triệu chứng thường gặp là sốt rất cao (40-42ºC), giảm bạch cầu, xuất huyết ngoài da (đặc biệt da vùng tai và hông), tỷ lệ chết rất cao lên tới 100%. Lợn bệnh thường có biểu hiện ở các thể bệnh như sau:
a) Thể quá cấp tính: do vi rút có độc lực cao gây ra, lợn bị bệnh sẽ chết rất nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.
b) Thể cấp tính: do vi rút có độc lực cao gây ra.
Lợn sốt cao (40,5-42ºC). Trong 2-3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm ở chỗ có bóng râm hoặc gần nước.
Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể xuất hiện màu sẫm xanh tím.
Trong 1-2 ngày trước khi chết, lợn có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 ngày hoặc có thể kéo dài đến 20 ngày. Lợn nái mang thai có thể sảy thai ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh sẽ chuyển sang thể mạn tính thường không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang vi rút Dịch tả lợn Châu Phi suốt đời.
c) Thể á cấp tính: do vi rút có độc tính trung bình gây ra.
Lợn biểu hiện triệu chứng không nghiêm trọng. Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm, phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn.
Bệnh kéo dài từ 5-30 ngày, nếu máu ứ trong tim (cấp tính hoặc suy tim) thì lợn có thể chết; lợn mang thai sẽ sảy thai, lợn chết trong vòng 15-45 ngày, tỷ lệ chết khoảng 30-70%. Lợn có thể khỏi hoặc bị nhiễm bệnh mạn tính.
d) Thể mạn tính: gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình hoặc thấp.
Lợn có nhiều triệu chứng khác nhau, như: giảm cân, sốt không ổn định, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mạn tính, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm phổi dính sườn, viêm các khớp khác nhau trong giai đoạn phát triển.
Triệu chứng kéo dài 2-15 tháng, thể bệnh này có tỷ lệ chết thấp, lợn khỏi bệnh sẽ trở thành vật chủ mang vi rút Dịch tả lợn Châu Phi suốt đời.
3. Phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
3.1. Tiêm vắc xin phòng bệnh
Thực hiện tiêm vắc xin Avac-Asf Live của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam hoặc vắc xin Navet-AsfVac của Công ty Cổ phần thuốc Thú y Trung ương NAVETCO để phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho lợn theo hướng dẫn của Cơ quan Thú y (Người chăn nuôi có thể liên hệ trực tiếp với Trạm Chăn nuôi và Thú y trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã để đăng ký mua vắc xin).
Ngoài ra, cần phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các loại bệnh khác cho lợn theo khuyến cáo của Cơ quan Thú y như: Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Tai xanh (PRRS), Lở mồm long móng,…
3.2. Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh
a) Yêu cầu về chuồng trại và vệ sinh, khử trùng tiêu độc:
Chuồng nuôi phải thuận lợi khi thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và các biện pháp ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian truyền bệnh như: chó, mèo, chim, chuột, ruồi muỗi,… xâm nhập vào trại.
Tại lối ra vào chuồng nuôi phải có hố khử trùng (luôn có dung dịch khử trùng trong hố), thay bảo hộ lao động cho người ra vào khu vực chăn nuôi.
Nên có dãy chuồng hoặc ô chuồng nuôi cách ly để nuôi lợn mới nhập hoặc lợn bị bệnh. Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các dãy chuồng. Đường nước thải từ chuồng đến khu xử lý phải đậy kín.
Hạn chế tối đa người ra, vào khu vực chuồng nuôi. Trước và sau khi ra, vào khu chăn nuôi phải thay bảo hộ lao động, sát trùng tay, nhúng giày dép vào hố khử trùng (luôn có dung dịch khử trùng trong hố).
Phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào chuồng nuôi phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc sạch sẽ, đúng kỹ thuật. Lưu ý: Không để phương tiện vận chuyển của thương lái, phương tiện vận chuyển thức ăn đến trực tiếp tại khu vực nuôi lợn.
Hàng ngày phải thực hiện vệ sinh cơ giới, thu gom phân rác, chất độn chuồng đưa vào khu xử lý. Định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc xung quanh chuồng trại, khu vực chăn nuôi và trong chuồng nuôi từ 1-2 lần/tuần; khi địa phương có dịch phun 2-3 lần/tuần bằng các chất sát trùng như: Vôi, Benkocid, Iodine, BKA, Xút,… nồng độ thuốc sát trùng pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
b) Yêu cầu về con giống:
Lợn giống nhập về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh; giống lợn nhập ngoại tỉnh phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch của Cơ quan Thú y cấp. Trước khi nhập đàn nên nuôi cách ly ít nhất là 14 ngày (02 tuần) nếu thấy lợn khỏe mạnh mới cho nhập đàn. Thực hiện khai báo với chính quyền địa phương khi nhập đàn và xuất bán.
c) Yêu cầu về thức ăn và nước uống:
Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn. Trường hợp sử dụng thức ăn tận dụng phải được xử lý nhiệt thật kỹ trước khi cho lợn ăn. Tuyệt đối không được sử dụng thức ăn thừa trong máng của đàn lợn đã xuất chuồng hoặc thức ăn thừa của đàn lợn đã bị dịch bệnh cho lợn ăn.
Nguồn nước cho lợn uống phải sạch sẽ, an toàn.
d) Yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng:
Áp dụng phương thức nuôi “cùng vào - cùng ra” theo thứ tự ưu tiên: dãy chuồng, ô chuồng.
Có quy trình chăn nuôi phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lợn.
Nên áp dụng phương thức nuôi khô, nuôi trên đệm lót sinh học; có thể sử dụng các chế phẩm sinh học trộn vào thức ăn, nước uống theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm của nhà sản xuất để tăng khả năng tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho lợn.
e) Yêu cầu về xử lý chất thải chăn nuôi:
Chất thải chăn nuôi phải được thu gom hàng ngày, xử lý bằng nhiệt hoặc hóa chất ở địa điểm tập trung xa khu chuồng nuôi, xa khu cấp nước. Chất thải lỏng phải dẫn trực tiếp đến khu xử lý bằng đường thoát riêng có đậy nắp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được thu gom xử lý bằng hóa chất hoặc chất sinh học phù hợp.
3.3. Những lưu ý trong phòng, chống dịch bệnh
Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nên khi lợn mắc bệnh tỷ lệ chết có thể lên đến 100%, do đó người chăn nuôi phải tích cực tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (Avac-Asf Live hoặc Navet-AsfVac) theo hướng dẫn của Cơ quan Thú y và tiêm phòng các loại vắc xin khác cho lợn như: Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Tai xanh (PRRS), Lở mồm long móng,… đồng thời, phải áp dụng nghiêm ngặt kỹ thuật chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn ở trên.
Khi phát hiện đàn lợn có những biểu hiện sốt cao, bỏ ăn hàng loạt, chết,... hoặc lợn có các triệu chứng điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi như đã nêu ở trên thì phải nhanh chóng báo ngay cho Nhân viên thú y, chính quyền địa phương và Cơ quan Thú y để có biện pháp xử lý; ngừng xuất lợn giống, sản phẩm, vật tư trang thiết bị trong khu chăn nuôi lợn ra bên ngoài. Đồng thời, thực hiện tốt “5 không” đó là:
1. Không giấu dịch.
2. Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết.
3. Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết.
4. Không vứt xác lợn chết ra môi trường.
5. Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt cho lợn ăn.
* Phương pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc khi xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi như sau:
- Thực hiện che bạt phủ kín ô chuồng hoặc cả dãy chuồng; tiêu hủy ngay toàn bộ đàn lợn tại ô chuồng hoặc cả dãy chuồng khi dịch xảy ra theo hướng dẫn của Cơ quan Thú y. Lập hồ sơ tiêu hủy theo quy định để được nhà nước hỗ trợ khi có chính sách.
- Vệ sinh, thu gom phân rác, chất độn chuồng, bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của đàn lợn bị dịch bệnh để xử lý bằng nhiệt hoặc hóa chất thật kỹ.
- Tiến hành phun thuốc sát trùng với nồng độ gấp 2-3 lần bình thường liên tục trong 3-4 ngày, sau đó mới rửa lại bằng nước sạch, tránh làm bắn nước sang ô chuồng hoặc dãy chuồng kế bên, tiếp tục phun thuốc sát trùng thêm 2-3 ngày tiếp theo.
* Tái đàn lợn sau khi dịch bệnh được kiểm soát được thực hiện theo trình tự các bước như sau:
- Nuôi chỉ báo với số lượng hợp lý, phù hợp với công suất nuôi của cơ sở (khoảng 5-10% công suất lúc bình thường) để bảo đảm không có dịch bệnh tái phát trong khoảng thời gian ít nhất 21 ngày.
- Theo dõi, giám sát chặt chẽ số lợn nuôi chỉ báo hàng ngày trong thời gian ít nhất 21 ngày; trường hợp cần thiết phải lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (chủ cơ sở có thể tự lấy mẫu dưới sự giám sát của cán bộ thú y để gửi đến Cơ quan xét nghiệm). Trường hợp nghi lợn mắc bệnh, phải khai báo ngay cho chính quyền địa phương, Cơ quan Thú y và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
- Sau khi nuôi chỉ báo ít nhất 21 ngày, nếu lợn khỏe mạnh, không có biểu hiện dịch bệnh hoặc mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, có thể nuôi đạt 100% công suất chăn nuôi của cơ sở, tuy nhiên việc tăng đàn cũng phải thực hiện thận trọng, tránh thiệt hại khi dịch bệnh tái phát.
Đào Văn An-Chi cục Chăn nuôi và Thú y
- TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y LIÊN HUYỆN TRIỆU PHONG-THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Triển khai sử dụng có hiệu quả phần mềm Hệ thống Quản lý thông tin kiểm soát giết mổ động vật tại Việt Nam (17/03/2025)
- THÔNG BÁO Hết dịch bệnh Tụ huyết trùng trâu bò trên địa bàn huyện Đakrông (13/03/2025)
- HƯỚNG DẪN Phòng, trị bệnh Viêm da nổi cục trâu bò (10/03/2025)
- HƯỚNG DẪN Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi vụ Xuân Hè (07/03/2025)
- Bệnh Dại và công tác phòng chống bệnh dại (07/03/2025)
- TRẠM CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y HUYỆN HẢI LĂNG: Triển khai công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân 2025 (05/03/2025)
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TỈ LỆ TIÊM PHÒNG VẮC XIN CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘ (05/03/2025)
- HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở TRÂU, BÒ (05/03/2025)
- Tiếp đón và làm việc với Đoàn công tác của Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc về hỗ trợ đầu tư hệ thống cảnh báo sớm thiên tai (03/03/2025)
- Tổ chức tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng chống thiên tai cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (21/02/2025)
- Hoạt động đoàn thể
- Tuyển dụng
- Tài liệu tham khảo
- Nghiên cứu khoa học
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật
- Người dân cần biết
- Thư viện
- CSDL chuyên ngành
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Thủy sản
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chi cục QLCL NLS và Thủy sản.
- Chi cục Kiểm lâm
- Chi cục Thủy lợi
- Chi cục Phát triển nông thôn
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y
- Chi cục Trồng trọt và BVTV
- Chi cục Thủy sản
- Llĩnh vực Đất đai và đo đạc, bản đồ
- Lĩnh vực môi trường
- Lĩnh vực Khoáng sản
- Lĩnh vực Thanh tra
- Công ước Quốc tế
- Công khai tài chính
- Giải quyết các đề nghị của người dân, DN
- Văn bản dự thảo
- Lịch công tác
- Tham vấn báo cáo đánh giá tác động MT
- Bảng giá đất tỉnh Quảng Trị
- Kế hoạch sử dụng đất
- Lấy ý kiến dự thảo thuộc ngành NN&MT
- Công tác cán bộ
- Công khai công tác PCTN(Tài liệu kiểm chứng)
- Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Thông tin đấu thầu
- Công khai tin tức đường dây nóng
- Báo cáo quan trắc môi trường
- Thông báo danh sách tàu cá thuộc diện mất tích
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 1031
Tổng lượt truy cập: 3.865.008