Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Tin tức chung
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Thuỷ sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp, Kiểm lâm
- Thuỷ lợi, đê điều, PCLB
- Phát triển nông thôn
- Xây dựng nông thôn mới
- Bản tin nông nghiệp
- <a href="/danh-muc/quang-ba-san-pham-nong-nghiep-sach-tinh-quang-tri-506">Quảng bá sản phẩm Nông nghiệp sạch tỉnh Quảng Trị</a>
- Tin tức Dự án Red+
- Đề án - QH,KH
- Tổ chức Đoàn thể
- Chuyển đổi số
- Quản lý đất đai
- Khoáng sản
- Biển, đảo và tài nguyên nước
- Bảo vệ môi trường
- Tài nguyên,môi trường và nông lâm
- Quan trắc tn và mt
- Thông tin đấu thầu
- Bảo vệ môi trường
- Thanh tra
- GIỚI THIỆU
- TRANG CHỦ
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- LIÊN HỆ
- CSDL kiểm soát ATTP Thủy sản
- '
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Tin tức chung
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Thuỷ sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường ▼
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp, Kiểm lâm
- Thuỷ lợi, đê điều, PCLB
- Phát triển nông thôn
- Xây dựng nông thôn mới
- Bản tin nông nghiệp
- <a href="/danh-muc/quang-ba-san-pham-nong-nghiep-sach-tinh-quang-tri-506">Quảng bá sản phẩm Nông nghiệp sạch tỉnh Quảng Trị</a>
- Tin tức Dự án Red+
- Đề án - QH,KH
- Tổ chức Đoàn thể
- Chuyển đổi số
- Quản lý đất đai
- Khoáng sản
- Biển, đảo và tài nguyên nước
- Bảo vệ môi trường
- Tài nguyên,môi trường và nông lâm
- Quan trắc tn và mt
- Thông tin đấu thầu
- Bảo vệ môi trường
- Thanh tra
- GIỚI THIỆU
- TRANG CHỦ
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
- CSDL kiểm soát ATTP Thủy sản
Cách nhận biết và biện pháp phòng chống mọt cây Chè đục thân trên cây Keo
- Ngày đăng: 07-03-2025
- 14 lượt xem
1. Đặc điểm nhận biết
Trưởng thành: Con cái có chiều dài từ 1,83 đến 1,90mm, khi mới vũ hóa màu nâu sau chuyển sang màu nâu đen và đen, con đực nhỏ hơn có chiều dài từ 1,45 đến 1,65mm, cơ thể màu nâu hoặc nâu sẫm. Râu đầu con đực và con cái có dạng hình chùy với đốt thứ tư phình to, đốt chân râu đầu nằm ở giữa phần mắt với phần hàm dưới của miệng. Râu đầu của con cái và con đực có sự khác nhau về mật độ cơ quan cảm giác ở con cái nhiều hơn. Bào tử nấm được mọt cái mang theo chứa ở bộ phận đặc biệt có tên gọi là mycangia nằm ở khoang miệng của chúng

Trứng: trứng hình oval, dài khoảng từ 0,23 đến 0,4mm, có màu trắng sữa đến màu trắng, thường nằm ở cuối đường hang trên cành, thân bị hại. Số trứng trong mỗi nhóm từ 12- 18 quả (Hình 1.1 D).
Sâu non: sâu non có 3 tuổi. Ở tuổi 1 sâu non có chiều dài từ 0,9 đến 0,97mm, bề ngang từ 0,37 đến 0,42mm có màu trắng sữa. Ở tuổi 2 chiều dài cơ thể từ 1,3 đến 1,36mm, rộng từ 0,44 đến 0,50mm có màu trắng. Ở tuổi 3 sâu non chuyển từ màu trắng sang vàng nhạt, phần đầu đã có nhiều tấm chắn bảo vệ xuất hiện chiều dàu từ 1,80 đến 1,85mm, rộng từ 0,60 đến 0,67mm (Hình 1.1 E).
Nhộng: kích thước từ 1,97 đến 2,07mm, rộng từ 0,97 đến 1,07mm, khi mới hóa nhộng có màu trắng, sau chuyển sang nâu đến vàng nhạt (Hình 1.1 F).
2. Đặc điểm sinh học và tập tính
Cây từ 3 năm tuổi trở lên thường bị mọt đục thân, tuy nhiên trong một số nơi có ghi nhận cây mới chỉ hơn 2 năm tuổi đã bị mọt đục thân gây hại. Trên rừng trồng keo hiện ghi nhận hai loài mọt đục thân là Euwallacea fornicatus và Xylosandrus crassiusculus nhưng loài Mọt cây chè (Euwallacea fornicatus) là loài gây hại chính. Trong quá trình tạo đường hang, mọt mang nấm vào trong đường hang để làm thức ăn cho sâu non, trong đó có cả nấm gây bệnh chết héo Ceratocystis manginecans. Nấm phát triển trong thân cây, làm biến màu gỗ, gây tắc các mạch dẫn làm tán cây bị thiếu nước gây nên hiện tượng héo lá và chết cây. Các giai đoạn phát triển của mọt từ trưởng thanh, trứng và sâu non, nhộng đều được tìm thấy trong đường hầm của mọt ở thân cây. Mọt qua đông trong đường hầm và bay ra ngoài khi nhiệt độ không khí bắt đầu tăng. Con cái có nhiệm vụ đào hang và cấy nấm được mang theo vào trong đường hang qua khoang miệng của mọt trưởng thành. Nấm phát triển và lan rộng ra toàn bộ hang và lan dần vào mạch gỗ thân cây. Mọt trưởng thành được hình thành từ nhộng, sau vài ngày mọt đực giao phối ngay trong hang với cùng chị, em trong đàn. Mọt đực không có cánh và không bay ra ngoài, chết trong hang. Trưởng thành cái bay ra ngoài và bắt đầu tấn công cây chủ khác. Sau khi đào hang ít nhất 2 tuần thì con cái bắt đầu đẻ trứng. Khi sâu non nở sẽ ăn sợi nấm đã mọc trong thân cây để phát triển. Theo điều tra đánh giá tình hình Mọt đục thân gây hại tại tỉnh Quảng tỷ lệ mọt đục thân từ 12,9 – 17,2%. Khi trên thân cây, nhựa chảy ra từ các lỗ mọt là trong hang mọt đang có mọt non và mọt trưởng thành ở bên trong, cây có lỗ mọt bị bịt kín là không hoạt động và không còn có mọt non và mọt trưởng thành ở bên trong (Hình 1.2).
3. Biện pháp phòng chống
Nguồn giống trồng rừng: Tùy thuộc vào mỗi vùng sinh thái mà chọn giống cây trồng cho phù hợp.Đối với Quảng Trị: Ngoài các giống cũ đã có thương hiệu tại địa phương như: AH1, AH7, BV33, BV73, xem xét và đưa vào sử dụng các giống mới triển vọng của Keo lai (BV523, BV584, BV434, BV350), Keo lai đa bội (X101, X102, X201, X205) và Keo lá tràm (Clt18, Clt98, Clt26 , Clt43, Clt7, Clt57), Keo tai tượng sử dụng nguồn hạt có chất lượng tốt nhập từ Úc hoặc từ vườn giống của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
Biện pháp lâm sinh:Biện pháp lâm sinh được áp dụng thường xuyên nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống chịu với mọt. Sau khi trồng rừng, thực hiện việc chăm sóc rừng trong 3 năm đầu. Hàng năm tiến hành vệ sinh thực bì toàn diện, tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc rừng hiện hành. Trong ba loài keo: Keo tai tượng, Keo lá tràm và keo lai thì Keo tai tượng là mẫn cảm nhất, tiếp đến là Keo lai và sau cùng là Keo lá tràm. Bón thúc phân NPK hoặc chế phẩm vi sinh với liều lượng 200g/gốc vào đầu năm thứ 2 để thúc đẩy tăng trưởng cho cây, tăng khả năng chống chịu cho cây. Chặt các cây nhỏ, cây keo tái sinh trong rừng, cây không phải giống được trồng, cắt tỉa cành theo đúng quy trình đã hướng dẫn.
Điều tra giám sát sâu hại: Điều ta giám sát Mọt chè được tiến hành thường xuyên là một phần của của công tác phòng chống mọt. Điều tra giám sát phát hiện Mọt chè xuất hiện trong rừng trồng bằng cách đi theo tuyến, quan sát trên thân cây thấy các lỗ đục bị chảy nhựa. Tính toán số lượng lỗ mọt trên một đơn vị diện tích. Tùy theo số lượng lỗ mọt trên thân cây và kết quả điều tra tỷ lệ bị hại và chỉ số bị hại, biện pháp phòng chống mọt được xác định.
Biện pháp thủ công và bẫy:Khi chỉ số bị hại trung bình có trị số R≤ 1, mật độ Mọt còn thấp, khả năng gây hại chưa cao, cây có lá vàng, có dấu hiệu sinh trưởng chậm, trên thân có 1- 10 lỗ/1000cm2, tiến hành điều tra giám sát thường xuyên và chỉ sử dụng biện pháp thủ công chặt bỏ cây yếu, cây mọc dưới tán rừng. Kết hợp với sử dụng bẫy cồn để thu bắt trưởng thành. Sử dụng loại bẫy: bẫy phễu, bẫy panel hay bẫy chai nhựa tự chế theo cách như hình dưới đây (Hình 1.3). Mồi được sử dụng là Quercivorol hay mồi ethanol (cồn 90%) đựng trong túi hoặc đổ dưới đáy chai. Có thể bổ sung dầu khoáng hoặc chất bám dính để cho con trưởng thành không bay ra khỏi bẫy khi rơi xuống. Khoảng cách giữa các bẫy từ 15-20m, treo ở giữa dây căng ngang đảm bảo bên dưới và xung quanh bẫy thông thoáng, không có thực bì che khuất. Tiến hành vệ sinh, thay nước và thu bắt con trưởng thành từ 5-7 ngày/lần. Thời gian đặt bẫy khi thời tiết khô ráo tập trung vào 02 đợt mọt trưởng thành bay nhiều nhất trong năm thường từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 11 khi mọt trưởng thành bay ra nhiều nhất. Số lượng bẫy đặt từ 20-30 bẫy/ha.
Biện pháp sinh học: Khi chỉ số bị hại có trị số 1< R≤ 2, cây có lá vàng, tán lá thưa, có dấu hiệu sinh trưởng chậm, trên thân có 11 - 30 lỗ/1000cm2, sử dụng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn đối kháng Bacillus subtilis để diệt nấm trong thân cây, sâu non thiếu thức ăn và chết, kết hợp thuốc ký sinh sâu non có nguồn gốc sinh học như nấm Bauveria bassiana phun lên toàn bộ thân cây để bảo tử nấm chui sâu vào các hang của mọt. Lưu ý tiến hành phun vào buổi chiều mát, trời không mưa. Thời điểm áp dụng: phun các chế phẩm sinh học vào đầu mùa sinh trưởng. Thời gian khuyến cáo cụ thể xử lý từ tháng 2 đến tháng 4, khi mật độ mọt đục thân gây hại còn ở mức thấp, có độ ẩm cao, thuận lợi cho các vi khuẩn đối kháng phát triển. Phun nhắc lại 2 lần, áp dụng đại trà như một giải pháp phòng ngừa và giúp hạn chế mật độ loài mọt đục thân phát triển.
Biện pháp hóa học: Do điều kiện khó khăn ngoài hiện trường như: xa nguồn nước, cây cao, đi lại khó khăn, chi phí lớn nên không khuyến cáo sử dụng thuốc hóa học phun phòng trừ Mọt cây chè ngoài rừng vừa tăng chi phí cho sản xuất vừa gây ô nhiễm môi trường.
Lê Trần Anh Khoa – TTKN
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất (07/03/2025)
- Kỹ thuật cải tạo ao nuôi tôm (07/03/2025)
- Hướng đi riêng Cà Phê Quảng Trị (05/03/2025)
- Quảng Trị - Một thanh niên tiên phong áp dụng máy cấy lúa trên chính đồng ruộng của mình (05/03/2025)
- HỘI NGHỊ CÔNG BỐ CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (04/03/2025)
- Chợ quê những ngày giáp Tết (05/02/2025)
- Nông dân Hướng Hóa phấn khởi vào vụ thu hoạch gừng phục vụ Tết (05/02/2025)
- Hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn thịt chứng nhận VIETGAP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm (05/02/2025)
- Kết quả một số mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho đồng bào miền núi, giải pháp thực hiện trong thời gian tới (05/02/2025)
- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tạo đầu ra ổn định và hiệu quả cho người nông dân (05/02/2025)
- Hoạt động đoàn thể
- Tài liệu tham khảo
- Tuyển dụng
- Nghiên cứu khoa học
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật
- Người dân cần biết
- Thư viện
- CSDL chuyên ngành
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Thủy sản
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chi cục QLCL NLS và Thủy sản.
- Chi cục Kiểm lâm
- Chi cục Thủy lợi
- Chi cục Phát triển nông thôn
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y
- Chi cục Trồng trọt và BVTV
- Chi cục Thủy sản
- Llĩnh vực Đất đai và đo đạc, bản đồ
- Lĩnh vực môi trường
- Lĩnh vực Khoáng sản
- Lĩnh vực Thanh tra
- Công ước Quốc tế
- Công khai tài chính
- Giải quyết các đề nghị của người dân, DN
- Văn bản dự thảo
- Lịch công tác
- Tham vấn báo cáo đánh giá tác động MT
- Bảng giá đất tỉnh Quảng Trị
- Kế hoạch sử dụng đất
- Lấy ý kiến dự thảo thuộc ngành NN&MT
- Công tác cán bộ
- Công khai công tác PCTN(Tài liệu kiểm chứng)
- Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Thông tin đấu thầu
- Công khai tin tức đường dây nóng
- Báo cáo quan trắc môi trường
- Thông báo danh sách tàu cá thuộc diện mất tích
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 244
Tổng lượt truy cập: 3.865.388