Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Tin tức chung
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Thuỷ sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp, Kiểm lâm
- Thuỷ lợi, đê điều, PCLB
- Phát triển nông thôn
- Xây dựng nông thôn mới
- Bản tin nông nghiệp
- <a href="/danh-muc/quang-ba-san-pham-nong-nghiep-sach-tinh-quang-tri-506">Quảng bá sản phẩm Nông nghiệp sạch tỉnh Quảng Trị</a>
- Tin tức Dự án Red+
- Đề án - QH,KH
- Tổ chức Đoàn thể
- Chuyển đổi số
- Quản lý đất đai
- Khoáng sản
- Biển, đảo và tài nguyên nước
- Bảo vệ môi trường
- Tài nguyên,môi trường và nông lâm
- Quan trắc tn và mt
- Thông tin đấu thầu
- Bảo vệ môi trường
- Thanh tra
- GIỚI THIỆU
- TRANG CHỦ
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- LIÊN HỆ
- CSDL kiểm soát ATTP Thủy sản
- '
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Tin tức chung
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Thuỷ sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường ▼
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp, Kiểm lâm
- Thuỷ lợi, đê điều, PCLB
- Phát triển nông thôn
- Xây dựng nông thôn mới
- Bản tin nông nghiệp
- <a href="/danh-muc/quang-ba-san-pham-nong-nghiep-sach-tinh-quang-tri-506">Quảng bá sản phẩm Nông nghiệp sạch tỉnh Quảng Trị</a>
- Tin tức Dự án Red+
- Đề án - QH,KH
- Tổ chức Đoàn thể
- Chuyển đổi số
- Quản lý đất đai
- Khoáng sản
- Biển, đảo và tài nguyên nước
- Bảo vệ môi trường
- Tài nguyên,môi trường và nông lâm
- Quan trắc tn và mt
- Thông tin đấu thầu
- Bảo vệ môi trường
- Thanh tra
- GIỚI THIỆU
- TRANG CHỦ
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
- CSDL kiểm soát ATTP Thủy sản
Hướng đi riêng Cà Phê Quảng Trị
- Ngày đăng: 05-03-2025
- 13 lượt xem
Ở nước ta có 3 giống cà phê chính, gồm cà phê Vối (Robusta) chiếm hơn 90% diện tích, cà phê Chè (Arabica) gần 10% và cà phê Mít (Excelsa) chỉ khoảng 1%. Trong số gần 10% diện tích của cà phê chè so với tổng diện tích các loại cà phê cả nước, Quảng Trị là tỉnh có diện tích gần như ít nhất, cụ thể diện tích cà phê Chè ở Lâm Đồng khoảng 19.000 ha, Sơn La là 14.000 ha, Điện Biên 5.000 ha, Quảng Trị gần 5.000 ha, Đắk Lắc 4.000 ha và các tỉnh khác có khoảng 4.000 ha.

Đối với cà phê Arabica, sẽ dễ dàng nhận thấy hạt dài hơn, màu sắc tươi hơn so với Robusta. Đường rãnh giữa hạt không thẳng mà cong nhẹ, tạo nên vẻ đẹp tinh tế. Đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt trong hương vị của cà phê Arabica. Với sự đa dạng về hương vị, từ vị chua thanh của hoa quả đến vị ngọt dịu của socola, hạt điều, cà phê Arabica luôn đem đến sự trải nghiệm thú vị. Arabica ngọt nhẹ, mềm mại với vị chua thanh, trong khi Robusta đậm đà, đắng hơn. Một đặc điểm nổi bật nữa là mức độ cafein trong Arabica thấp hơn so với Robusta, tạo nên cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng khi thưởng thức.
Ở vùng thủ phủ cà phê Arabica từ Khe Sanh đến Hướng Phùng Quảng Trị với địa hình lòng chảo, độ cao trung bình từ 600-800m so với mực nước biển không phải là vùng đất lý tưởng cho sự phát triển của giống cà phê chè này. Nếu trồng ở điều kiện thấp như vậy, cây Arabica sẽ sinh trưởng kém hoặc sẽ không ra hoa, cho ra năng suất thấp. Tuy nhiên, giống cà phê này vẫn thích ứng được với điều kiện tự nhiên tại vùng đất này nhờ sự chênh lệch rất lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 7 – 9 độ C, nhiệt độ trung bình là 22 độ C. Đó là lý do tại sao cà phê Arabica Khe Sanh được xem là dòng cà phê độc đáo nhất Việt Nam. Ngoài ra với khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Các yếu tố tự nhiên khác như lượng mưa bình quân 2.262 mm/năm. Khe Sanh cũng có nguồn nước dồi dào từ hệ thống ao hồ, sông suối, khe nhỏ chằng chịt mang đến cho cà phê sinh trưởng tốt, sản lượng cao.
Thiên nhiên ưu đãi, thổ nhưỡng phù hợp, khí hậu thuận lợi, thế nhưng vì sao cà phê Khe Sanh với lịch sử lâu đời như thế mà chưa có tên trên thị trường cà phê Việt Nam và Thế giới? Cái tên cà phê Khe Sanh được biết đến rộng rãi chỉ trong vòng mấy năm trở lại đây. Phải chăng chất lượng cà phê chưa đảm bảo? Chất lượng đó đến từ đâu? Chúng ta cùng nhìn lại việc thu hái, chế biến, tiêu thụ cà phê của bà con nơi đây. Đến mùa thu hoạch, nhất là vào thời gian cao điểm, doanh nghiệp, thương lái thu mua cà phê sẵn sàng thu mua cà phê chưa chín hết, quả còn xanh được bà con tuốt về. Cách thu hái và kinh doanh cà phê đó làm cho chất lượng cà phê giảm thấp, khó bán ra và cạnh tranh với thị trường. Dần dần, cà phê Khe Sanh được doanh nghiệp cà phê của địa phương khác thu mua lại để phối trộn tăng sản lượng và đánh mất thương hiệu. Tất nhiên đây chỉ là một trong những lí do trong muôn vàn lí do khách quan và chủ quan dẫn đến khó khăn trong câu chuyện thương hiệu cà phê Khe Sanh.
Vậy cà phê Khe Sanh ở một tỉnh nhỏ miền Trung nắng cháy đã làm gì để lấy thương hiệu, danh tiếng và tìm chổ đứng trên bản đồ cà phê Việt Nam. Đó chính là sự nổ lực tuyệt vời của những con người có tâm huyết, có ý chí, có đam mê, kiên trì và hết lòng vì cộng đồng, trong đó Pun coffee là một trong những doanh nghiệp tiên phong đi đầu tìm lại tên cho cà phê Khe Sanh. Pun coffee mang trong mình sứ mệnh cao cả là mang tách cà phê Khe Sanh đến người dùng cuối cùng, mang những hạt cà phê đến những miền xa hơn. Với cách làm và ngã rẽ riêng, Pun coffee đã phát triển xây dựng sản xuất cà phê đặc sản, một loại cà phê mang hương vị riêng, cà phê Khe Sanh Arabica mang hương thơm đặc trưng với nhiều hương vị đa dạng hương thơm trái cây như cam, mận, táo,…. giúp trải nghiệm trở nên thú vị và đáng nhớ. Hậu vị bắt đầu với vị chua, tiếp nối là vị chát rất nhẹ pha lẫn chút đắng, kết thúc là vị ngọt. Cà phê đặc sản ra đời, trở thành hướng đi riêng đối với doanh nghiệp cũng hướng đi riêng cho cà phê Quảng Trị.
Cà phê đặc sản (Specialty Coffee) là sản phẩm cà phê từ vùng trồng có điều kiện tự nhiên cùng với quy trình chăm sóc, thu hoạch, chế biến đặc biệt, khi thử nếm có hương vị riêng và đạt từ 80 điểm trở lên theo tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện chất lượng cà phê thế giới (CQI)”
Hiện nay, với chất lượng khác biệt và đẳng cấp của mình, thị trường Cà phê đặc sản (Specialty Coffee) nhanh chóng phát triển và chiếm được cảm tình của những người sành cà phê. Nhưng điều thú vị hơn cả ở Specialty Coffee có lẽ không phải chỉ bởi giá trị hương vị của nó, mà là cả quy trình sản xuất cà phê khép kín phức tạp, nhằm đảm bảo kết tinh được những giọt đắng tinh túy nhất trong từng tách cà phê đặc sản.
Tư duy thay đổi, người trồng cà phê đã bắt đầu hướng đến mục tiêu sản xuất cà phê đặc sản, chú trọng nâng cao chất lượng, từng bước lấy lại thương hiệu cà phê Arabica Khe Sanh.
Bằng chứng là những năm lại đây, sự kết hợp của các nông hộ, các đơn vị chế biến và doanh nghiệp thu mua đã cùng nhau bắt tay để sản xuất cà phê đạt chất lượng tốt nhất. Điển hình, Pun Coffee là doanh nghiệp không thực hiện trồng cà phê, mà chủ trương là liên kết, Pun Coffee xây dựng mô hình cà phê chất lượng từ nông trại bao gồm canh tác: Trồng xen cây che bóng, cây lâm nghiệp, quản lý cỏ dại, sử dụng phân bón vi sinh, hạn chế sử dụng hóa chất, phòng trừ sâu bệnh theo hướng sinh học. Sẽ có những vấp váp trong quá trình chuyển đổi và thay đổi nhận thức, sẽ có những khó khăn và e ngại trong những vụ cà phê được mùa mất giá, có những khi giá cà phê chạm đáy, trong khi vật tư phân bón tăng cao làm sụt giảm ý chí, tâm lý của người dân, nhưng để nghĩ xa hơn về một ngành cà phê bền vững, lâu dài thì hướng đi này chắc chắn sẽ đúng. Hiện nay, Những vùng cà phê Arabica ở Hướng Hóa được tái đầu tư, trồng mới, theo hướng cà phê nông lâm kết hợp, lấy chất lượng lên hàng đầu, cùng với mong muốn về sự quản lý chất lượng trong thu mua chế biến sẽ đem lại trái ngọt cho hướng đi cà phê đặc sản Khe Sanh.
Năm 2019, lần đầu tiên cuộc thi “Cà phê đặc sản Việt Nam” được tổ chức trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, nhằm phát hiện, tôn vinh những đơn vị sản xuất cà phê nhân đạt tiêu chuẩn đặc sản; giới thiệu cà phê nhân đặc sản Việt Nam đến người tiêu dùng, nhà rang xay trong và ngoài ... Đến năm 2021, Quảng Trị lần đầu tiên tham gia, và lần đầu tiên Pun Coffee được vinh danh là quán quân top 1 cà phê đặc sản Việt Nam với dòng cà phê đặc sản Arabica. Năm 2022 đạt giải 3, và 2 năm liên tiếp 2023, 2024 tiếp tục được xướng tên giải nhất cà phê đặc sản Arabica. Kết quả đó là minh chứng cho sự nỗ lực của những con người mang trong mình khát vọng tìm lại giá trị vốn có của cà phê tỉnh nhà. Thương hiệu cà phê arabica Khe Sanh mà Pun Coffee đang tổ chức sản xuất chế biến thương mại đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ cà phê đặc sản Việt Nam và toàn cầu. Không chỉ mang đến hạt cà phê chất lượng mà còn tạo tác động bền vững an sinh xã hội, môi trường cho người dân đặc biệt người đồng bào thiểu số mảnh đất này.
Để thúc đẩy quá trình nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam và mang cà phê Việt Nam ra thế giới, năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 triển khai tại 8 tỉnh của Việt Nam, trong đó có Quảng Trị. Giai đoạn 2021 – 2025, diện tích trồng cà phê đạt 11.500 ha (chiếm 2% tổng diện tích cà phê trên cả nước); giai đoạn 2026 – 2030, diện tích trồng cà phê đạt 19.000 ha (chiếm 3% tổng diện tích cà phê trên cả nước). Đối với Quảng Trị, phát triển cà phê chè đặc sản tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, với tổng diện tích ổn định khoảng 60 ha đến năm 2025 và 2030, sản lượng dự kiến khoảng 20 tấn.
Với kế hoạch và chiến lược phát triển cà phê bền vững trong đó cà phê đặc sản được ưu tiên và quan tâm, tin tưởng rằng cà phê Quảng Trị với thương hiệu cà phê Khe Sanh sẽ có tiếng vang, giữ mãi danh hiệu và thành công với lối đi riêng cà phê đặc sản của vùng phố núi Khe Sanh./.
Lê Tú – TTKN
- Quảng Trị - Một thanh niên tiên phong áp dụng máy cấy lúa trên chính đồng ruộng của mình (05/03/2025)
- HỘI NGHỊ CÔNG BỐ CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (04/03/2025)
- Chợ quê những ngày giáp Tết (05/02/2025)
- Nông dân Hướng Hóa phấn khởi vào vụ thu hoạch gừng phục vụ Tết (05/02/2025)
- Hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn thịt chứng nhận VIETGAP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm (05/02/2025)
- Kết quả một số mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho đồng bào miền núi, giải pháp thực hiện trong thời gian tới (05/02/2025)
- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tạo đầu ra ổn định và hiệu quả cho người nông dân (05/02/2025)
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông - đào tạo, tư vấn khuyến nông để góp phần đẩy mạnh chuỗi liên kết, nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả (05/02/2025)
- Đẩy mạnh phát triển nuôi bò thâm canh, xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn, phát triển bền vững (05/02/2025)
- Khuyến nông Quảng Trị luôn đồng hành cùng nông dân (05/02/2025)
- Hoạt động đoàn thể
- Tài liệu tham khảo
- Tuyển dụng
- Nghiên cứu khoa học
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật
- Người dân cần biết
- Thư viện
- CSDL chuyên ngành
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Thủy sản
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chi cục QLCL NLS và Thủy sản.
- Chi cục Kiểm lâm
- Chi cục Thủy lợi
- Chi cục Phát triển nông thôn
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y
- Chi cục Trồng trọt và BVTV
- Chi cục Thủy sản
- Llĩnh vực Đất đai và đo đạc, bản đồ
- Lĩnh vực môi trường
- Lĩnh vực Khoáng sản
- Lĩnh vực Thanh tra
- Công ước Quốc tế
- Công khai tài chính
- Giải quyết các đề nghị của người dân, DN
- Văn bản dự thảo
- Lịch công tác
- Tham vấn báo cáo đánh giá tác động MT
- Bảng giá đất tỉnh Quảng Trị
- Kế hoạch sử dụng đất
- Lấy ý kiến dự thảo thuộc ngành NN&MT
- Công tác cán bộ
- Công khai công tác PCTN(Tài liệu kiểm chứng)
- Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Thông tin đấu thầu
- Công khai tin tức đường dây nóng
- Báo cáo quan trắc môi trường
- Thông báo danh sách tàu cá thuộc diện mất tích
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 296
Tổng lượt truy cập: 3.865.440