Chi tiết - Sở Nông nghiệp và PT nông thôn
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Tin tức chung
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Thuỷ sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp, Kiểm lâm
- Thuỷ lợi, đê điều, PCLB
- Phát triển nông thôn
- Xây dựng nông thôn mới
- Bản tin nông nghiệp
- <a href="/danh-muc/quang-ba-san-pham-nong-nghiep-sach-tinh-quang-tri-506">Quảng bá sản phẩm Nông nghiệp sạch tỉnh Quảng Trị</a>
- Tin tức Dự án Red+
- Đề án - QH,KH
- Tổ chức Đoàn thể
- Chuyển đổi số
- Quản lý đất đai
- Khoáng sản
- Biển, đảo và tài nguyên nước
- Bảo vệ môi trường
- Tài nguyên,môi trường và nông lâm
- Quan trắc tn và mt
- Thông tin đấu thầu
- Bảo vệ môi trường
- Thanh tra
- GIỚI THIỆU
- TRANG CHỦ
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- LIÊN HỆ
- CSDL kiểm soát ATTP Thủy sản
- '
- TIN TỨC - SỰ KIỆN
- Tin tức chung
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Thuỷ sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường ▼
- Nông nghiệp
- Lâm nghiệp, Kiểm lâm
- Thuỷ lợi, đê điều, PCLB
- Phát triển nông thôn
- Xây dựng nông thôn mới
- Bản tin nông nghiệp
- <a href="/danh-muc/quang-ba-san-pham-nong-nghiep-sach-tinh-quang-tri-506">Quảng bá sản phẩm Nông nghiệp sạch tỉnh Quảng Trị</a>
- Tin tức Dự án Red+
- Đề án - QH,KH
- Tổ chức Đoàn thể
- Chuyển đổi số
- Quản lý đất đai
- Khoáng sản
- Biển, đảo và tài nguyên nước
- Bảo vệ môi trường
- Tài nguyên,môi trường và nông lâm
- Quan trắc tn và mt
- Thông tin đấu thầu
- Bảo vệ môi trường
- Thanh tra
- GIỚI THIỆU
- TRANG CHỦ
- DỊCH VỤ CÔNG
- Chiến lược, Đề án, QH, KH
- CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Văn bản Sở
- Hệ thống VBQPPL
- Trung ương
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Thủy sản
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Chăn nuôi và Thú y
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Tỉnh ủy, UBND tỉnh
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Chăn nuôi và Thú y
- Thủy sản
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Trung ương
- LIÊN HỆ
- CSDL kiểm soát ATTP Thủy sản
PHƯƠNG PHÁP Ủ CHUA THỨC ĂN ĐỂ DỰ TRỮ CHO TRÂU, BÒ TRONG MÙA ĐÔNG
- Ngày đăng: 30-11-2022
- 314 lượt xem
Thức ăn thô xanh là loại thức ăn chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần như Protein, các Vitamin, khoáng đa lượng và vi lượng thiết yếu và các chất có hoạt tính sinh học cao. Thức ăn thô xanh chiếm vị trí rất quan trọng đối với đàn trâu bò và chiếm đến 80% khẩu phần thức ăn hàng ngày. Tuy nhiên nguồn thức ăn thô xanh thường mang tính mùa vụ và phát triển dồi dào trong vụ xuân và hè thu.

Do vậy, vào mùa đông, thời tiết trở nên bất thường và mưa rét đậm, rét hại, gia súc phải được nhốt trong chuồng hoặc ít được chăn thả, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, thì việc dự trữ thức ăn thô xanh cho trâu, bò là hết sức cần thiết. Ngoài ra việc chế biến ủ chua thức ăn sẽ kích thích vị giác ăn ngon miệng, Cải thiện chất lượng dinh dưỡng do hoạt động của vi sinh vật giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng...
Để chủ động nguồn thức ăn bổ sung cho trâu, bò trong mùa đông, bà con chăn nuôi có thể áp dụng phương pháp ủ chua để dự trữ thức ăn như sau:
1. Nguyên lý:
Ủ chua là biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô xanh thông qua quá trình lên men yếm khí (không có oxi). Nhờ hệ vi sinh vật lên men, tạo ra axít lactic và một lượng nhất định các axít hữu cơ khác, tạo môi trường có pH thấp từ 4- 4,5 ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hỏng, thối nguyên liệu nhờ vậy thức ăn được bảo quản lâu dài.
2. Sử dụng nguyên liệu ủ chua
Nguyên liệu làm thức ăn ủ chua rất đa dạng, đó là các phần còn lại sau thu hoạch như thân lá cây ngô, ngọn lá mía, ngọn lá sắn, các loại cỏ trồng như cỏ voi, cỏ ghilê, cỏ sả,... Nhìn chung nguyên liệu sau khi thu cắt cần được ủ ngay tránh để lâu, dễ bị thối ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ủ chua, Nếu nguyên liệu nhiều nước có thể phơi tái trước khi ủ đảm bảo độ ẩm trung bình khoảng 65-70%.
Nguyên liệu trước khi ủ phải sạch sẽ, rũ bỏ hay rửa sạch đất cát, sau đó chặt hay cắt nhỏ thành những đoạn kích thước khoảng 3 – 5 cm để có thể nén chặt trong quá trình ủ và thuận tiện cho gia súc ăn sau này.
Ngoài ra bà con còn cần chuẩn bị thêm một số nguyên liệu bổ sung như: 5 – 10kg bột ngô hoặc cám gạo và 0,5kg muối ăn. Nếu nguyên liệu già nhiều xơ ít đường cần cho thêm 2 – 5 lít rỉ mật. (Lưu ý: khối lượng nguyên liệu bổ sung này sử dụng cho 100kg thức ăn xanh)
3. Phương pháp ủ chua
Bước 1: Băm và phơi nguyên liệu
Sau khi thu hoạch cỏ, rơm rạ hoặc phụ phẩm nông nghiệp tiến hành băm thái thành từng đoạn 3 - 5cm. Sau khi đã thái cỏ xong, bà con đem đi phơi tái để làm giảm bớt hàm lượng nước có trong cỏ xuống 65 - 70% là thích hợp và tiến hành đem ủ. Cách kiểm tra độ ẩm của cỏ trước khi ủ chua thức ăn cho trâu bò: nắm 1 nắm cỏ đã phơi trong vòng 1 phút rồi nhả từ từ ra và quan sát. Nếu cỏ mở ra từ từ, để lại các nếp gấp không rõ ràng ở trên thân lá và không bị gãy nát thì đã đạt đủ điều kiện. Nếu cỏ mở ra từ từ, không để lại nếp gấp trên thân lá, không bị gãy nát thì cỏ vẫn còn khá tươi, cần được phơi tiếp. Còn nếu cỏ mở bung ra ngay thì độ ẩm dưới 60%.
Bước 2: Cân và phối trộn nguyên liệu
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu theo công thức phía trên, tiến hành phối trộn nguyên liệu. Lưu ý, nên trộn muối ăn với bột ngô, cám gạo cho đều trước rồi đem trộn đều hỗn hợp này với cỏ.
Bước 3: Phương pháp ủ chua thức ăn cho trâu bò
– Sử dụng bao nilong để ủ: Cho từng lớp vào bao với chiều cao mỗi lớp từ 15 - 20cm, rồi nén chặt trên toàn bộ bề mặt, xung quanh thành bao và các góc, để đuổi hết không khí ra khỏi bao, đảm bảo hiệu quả nguyên liệu vào cho quá trình lên men. Tiến hành nén các lớp khác tương tự như hướng dẫn cho đến khi đầy bao, buộc chặt đầu bao và ghi ngày tháng ủ, đem bao tải để vào nơi khô ráo thoáng mát, đảm bảo không cho chuột bọ, gián và các loài gặm nhấm cắn thủng bao tải, tránh không khí xâm nhập làm nấm mốc sinh sôi, gây ôi thối thức ăn ủ chua.
– Sử dụng hố ủ: vệ sinh sạch sẽ hố ủ trước khi đem ủ nguyên liệu. Lót gạch hoặc một lớp rơm khô xuống đáy hố, bao xung quanh bằng bạt dứa, bao nilon đảm bảo hố ủ kín, không hở để khí không chui được vào. Cách nén nguyên liệu trong phương pháp ủ chua thức ăn cho trâu bò tương tự nhau dù sử dụng bất kì loại vật dụng chứa đựng nào. Khi nguyên liệu đầy hố, tiến hành phủ 1 lớp rơm rạ và đậy kín bằng bạt, nilon đảm bảo không cho không khí và nước mưa thấm vào hố.
Sau khi ủ chua khoảng 15 – 20 ngày có thể lấy thức ăn ra và cho trâu bò ăn được.
4. Cách sử dụng và một số lưu ý khi ủ thức ăn cho trâu bò
* Kiểm tra chất lượng thức ăn và cách cho trâu, bò ăn
- Trong thời gian đầu chỉ nên cho vật nuôi ăn một lượng nhỏ cho bò quen dần, sau đó tăng dần số lượng, một ngày cho bò ăn khoảng 5-10kg thức ăn ủ chua ngoài ra, có thể ăn kèm với cỏ xanh và rơm.
- Tuy nhiên, không thể sử dụng hoàn toàn thức ăn ủ chua thay thế thức ăn xanh vì có thể gây rối loạn tiêu hóa gây ra tiêu chảy cho bò vì ăn quá nhiều.
Lưu ý: Trước khi cho bò ăn bà con cần kiểm tra màu sắc của cỏ sau khi đã ủ chua phải có màu vàng giống với màu vàng dưa chua, có mùi thơm, không bị mốc. Không cho gia súc ăn thức ăn khi ủ đã bị hỏng.
* Một số lưu ý khi ủ thức ăn cho trâu, bò
Trước khi đem ủ, nếu nguyên liệu ử được phơi tái là tốt nhất (vừa diệt côn trùng, ấu trùng vừa tránh các hiện tượng nấm mốc, đảm bảo chất lượng ủ).
Đảm bảo nguyên liệu được nén chặt sẽ được chất lượng thức ăn ủ tốt. Buộc kín túi hoặc đậy kín hố ủ để tránh hở không tạo được khả năng lên men khi ủ.
Khi lấy thức ăn từ bể hoặc túi ủ nên lấy gọn gàng, phần nào ủ trước thì lấy trước, lấy xong thì che đậy lại ngay nhằm hạn chế không khí lọt vào.
Hồ Nguyễn Ngọc Thảo Tiên – Trạm Khuyến nông TX Quảng Trị
- XÂY DỰNG MÔ HÌNH VƯỜN ƯƠM CẢI TIẾN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG KEO LAI NUÔI CẤY MÔ GÓP PHẦN THỰC HIỆN VÙNG NGUYÊN LIỆU GỖ RỪNG TRỒNG PHỤC VỤ CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU (30/11/2022)
- TRỒNG NGÔ SINH KHỐI, HƯỚNG ĐI MỚI TRONG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA THIẾU NƯỚC VỤ HÈ THU (31/08/2022)
- CHUYỂN ĐỔI ĐẤT LÚA THIẾU NƯỚC SANG TRỒNG NGÔ SINH KHỐI LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM (31/08/2022)
- XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (31/08/2022)
- CAM LỘ: NUÔI CUA ĐỒNG LÃI GẤP 1,5 LẦN SO VỚI NUÔI CÁ TRUYỀN THỐNG (31/08/2022)
- DIỄN ĐÀN KHUYẾN NÔNG @ NÔNG NGHIỆP GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU GỖ PHỤC VỤ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU (31/08/2022)
- ĐẠI HỘI CHI BỘ TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG LẦN THỨ XVII, NHIỆM KỲ 2022-2025 (31/08/2022)
- Một số lưu ý khi phối trộn thức ăn tinh cho vật nuôi (31/08/2022)
- PHIÊN CHỢ KHUYẾN NÔNG VÀ KẾT NỐI TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP (31/08/2022)
- MỘT SỐ LƯU Ý KHI PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI (31/08/2022)
- Hoạt động đoàn thể
- Tài liệu tham khảo
- Tuyển dụng
- Nghiên cứu khoa học
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật
- Người dân cần biết
- Thư viện
- CSDL chuyên ngành
- Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
- Chăn nuôi và Thú y
- Lâm nghiệp - Kiểm lâm
- Thủy sản
- Chất lượng, chế biến và PT thị trường
- Thủy lợi, đê điều, PCTT, Nước sạch và VSMTNT
- Kinh tế hợp tác và PTNT
- Khuyến nông
- Nông thôn mới
- Chi cục QLCL NLS và Thủy sản.
- Chi cục Kiểm lâm
- Chi cục Thủy lợi
- Chi cục Phát triển nông thôn
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y
- Chi cục Trồng trọt và BVTV
- Chi cục Thủy sản
- Llĩnh vực Đất đai và đo đạc, bản đồ
- Lĩnh vực môi trường
- Lĩnh vực Khoáng sản
- Lĩnh vực Thanh tra
- Công ước Quốc tế
- Công khai tài chính
- Giải quyết các đề nghị của người dân, DN
- Văn bản dự thảo
- Lịch công tác
- Tham vấn báo cáo đánh giá tác động MT
- Bảng giá đất tỉnh Quảng Trị
- Kế hoạch sử dụng đất
- Lấy ý kiến dự thảo thuộc ngành NN&MT
- Công tác cán bộ
- Công khai công tác PCTN(Tài liệu kiểm chứng)
- Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Thông tin đấu thầu
- Công khai tin tức đường dây nóng
- Báo cáo quan trắc môi trường
- Công khai thủ tục hành chính
- Thông báo danh sách tàu cá thuộc diện mất tích
- Tổng hợp danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 40)
- Thông báo công khai hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản.
- Thông báo danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định khai thác thủy sản bất hợp pháp (Đợt 38)
- Thông báo kết quả quan trắc môi trường phục vụ vùng nuôi tôm tập trung – Đợt 20.2023
Gửi câu hỏi
- 6060/ĐA/UBND - Đề án khôi phục đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai...
- 795/HD-SNV - Biểu mẫu báo cáo thống kê công tác văn thư năm 2018
- 564/HD-SNV - Đề cương hướng dẫn quy chế công tác văn thư, lưu trữ
- 01/2019/TT-BNV - Thông tư của Bộ Nội vụ Quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử...
- 3474/QĐ-UBND - Thông tin về cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Gio Linh
Đang truy cập: 2
Hôm nay: 15
Tổng lượt truy cập: 3.869.134